NEW YORK (FDI) – Vào tháng 6/2003, trong một chương trình truyền hình của chính phủ phát ở thành phố Đại Liên, một quan chức của Trại lao động cưỡng bức Đại Liên cùng với một nhóm “thầy giáo” của trại, tuyên bố sẽ “giáo dục” và đối xử với các học viên Pháp Luân Công bằng lòng “từ tâm”.
|
“Tuyệt đối không có những việc như đàn áp ở đây”, họ nói với khán giả xem truyền hình.
Tuy nhiên, những mô tả của nhân chứng từ Trại lao động cưỡng bức Đại Liên lại cho thấy rõ ràng một thực tế đen tối của chiến dịch đàn áp dã man trên toàn quốc của Giang Trạch Dân nhằm tiêu diệt Pháp Luân Công bằng mọi biện pháp cần thiết.
Bị tra tấn để “cải tạo”; bị giết chết tàn bạo
Từ năm 1999, khủng bố và bạo lực diễn ra tràn lan trong Trại lao động cưỡng bức Đại Liên, khi chính quyền thực hiện lệnh “chuyển hóa” các học viên Pháp Luân Công.
Trong một báo cáo mà Trung tâm Thông tin Pháp Luân Đại Pháp nhận được tháng 12/2003, các nhân chứng đã cung cấp chi tiết của 47 trường hợp bị tra tấn xảy ra từ năm 2000 cho đến tháng 5/2003, và xác nhận 6 trường hợp bị chết do tra tấn. Bản báo cáo mô tả chi tiết một số trường hợp được coi “chỉ là phần nổi trên mặt nước của một tảng băng trôi”.
Trong số các trường hợp đó là các sự kiện xảy ra vào buổi chiều ngày 19/3/2001, khi Phó chủ tịch của Trại lao động cưỡng bức Đại Liên là Zhang Baolin, chỉ đạo một nhóm nhân viên của trại tra tấn các học viên Pháp Luân Công.
Đầu tiên chúng khóa các học viên trong một phòng và sau đó, lần lượt từng người một, chúng đưa họ sang một phòng khác để bắt họ ký giấy cam đoan từ bỏ Pháp Luân Công. Những ai từ chối ký giấy bị giật điện bằng dùi cui điện và bị đánh đập bằng gậy. Ở bên ngoài, loa phóng thanh cỡ lớn phát đi các lời đe dọa các học viên Pháp Luân Công trong toàn trại. Bản báo cáo nói rằng tiếng kêu của dùi cui điện, tiếng quát tháo của những kẻ tra tấn, tiếng gào thét của các học viên cộng với những lời đe dọa từ loa phóng thanh bao trùm lấy trại trong bầu không khí khủng bố kinh hoàng.
Sau khi bị tra tấn, nhiều học viên bị đặt ở hành lang. Họ bị thương khắp người. Một số đang run lên hoặc rên rỉ trong cơn đau đớn.
Các trường hợp khác được nhắc đến trong bản báo cáo là:
Ông Chu Hui, 32 tuổi, bị đánh đập và giật điện từ 9 giờ tối cho đến tận 8 giờ sáng hôm sau. Những kẻ tra tấn dí dùi cui điện vào khắp nơi trên cơ thể ông, thậm chí nhét cả vào trong hậu môn. Ông ngất đi nhiều lần trong khi bị tra tấn.
Ông Cong Wei bị lột trần truồng và bị trói hai tay ra sau lưng và sau đó bị đẩy ngã xuống đất. Một tên giám thị đặt một chiến ghế lên người ông và ngồi lên ghế mỗi tay cầm một chiếc dùi cui điện. Hai tên khác hai tay cầm dùi cui điện đứng bên cạnh tên thứ nhất. Chúng dùng tất cả 6 dùi cui điện để giật ông vào các khu vực nhạy cảm trên thân thể. Cả người ông bị co giật dữ dội trong khi bị tra tấn.
Ông Liu Yonglai bị tra tấn tương tự như Cong Wei; bị lột trần truồng, bị trói bằng dẻ, và bị đẩy ngã xuống đất trong khi bọn chúng giật ông bằng 4-5 chiếc dùi cui điện. Chúng dội nước lên người ông để làm cho dòng điện mạnh lên, và đặc biệt là chúng nhằm vào các khu vực nhạy cảm của cơ thể như cơ quan sinh dục, cổ, miệng, v.v…Mùi thịt cháy bốc lên khắp phòng và cả hai mép ông bị thương rách cả ra.
Ông Chen Jiafu, ở tuổi 50, chết vì bị tra tấn năm 2001 – 1 trong 6 người bị chết trong trại lao động đó.
Phụ nữ bị trói dạng hai chân và bị hãm hiếp bằng chổi quét nhà và bản chải chuồng xí
Bản báo cáo cũng cung cấp những chi tiết của 8 phụ nữ bị xâm phạm tình dục một cách man rợ khi ban quản lý trại tiến hành “tái giáo dục” họ.
Bà Fu Shuying, 60 tuổi, bị trói dạng hai chân ra, trong khi kẻ tra tấn chọc một chiếc gậy dài một cách thô bạo vào trong âm đạo bà gây ra viêm và nhiễm trùng nghiêm trọng.
Cô Chen Hui, 27 tuổi, và cô Sun Yan 30 tuổi, cũng bị trói dạng hai chân ra, và các kẻ tra tấn liên tục chọc các cây gậy dài vào trong âm đạo họ gây chảy máu.
Ba người phụ nữ khác bị tra tấn tương tự bằng cách nhồi tương ớt vào trong âm đạo họ gây ra đau đớn tột cùng trong khi 3 trường hợp khác bị dùng bản chải đánh giày và bàn chải chuồng xí gây ra chảy máu âm đạo nghiêm trọng.
Theo bản báo cáo đó, những kẻ tra tấn liên tục nói với các học viên là “chúng tao đại diện cho chính phủ để chuyển hóa chúng mày” hoặc là “nếu chúng mày chết ở đây cũng chẳng sao cả”.
Hàng trăm bản báo cáo của các học viên Pháp Luân Công ở Trung quốc trích dẫn lời của cảnh sát và các quan chức trại lao động rằng họ được lệnh rằng “không có biện pháp nào là quá đáng” để bắt các học viên Pháp Luân Công từ bỏ tín ngưỡng của mình, và những ai bị chết vì tra tấn “sẽ được coi là tự tử”.
# # #
Trung tâm Thông tin Pháp Luân ĐạI Pháp, www.faluninfo.net, www.daiphapinfo.net
Thông tin thêm
Pháp Luân Công hay Pháp Luân Đại Pháp (thông tin thêm) là một môn thiền định và luyện công dựa trên nguyên lý của vũ trụ “Chân-Thiện-Nhẫn”. Được tập trên 50 nước trên thế giới, Pháp Luân Công bắt nguồn từ văn hóa cổ truyền Trung quốc. Sau khi chính phủ ước tính có khoảng 100 triệu người đang tập Pháp Luân Công trên toàn quốc, lãnh đạo Trung quốc lúc bấy giờ là Giang Trạch Dân, đã cấm pháp môn tu luyện hòa nhã này vào tháng 7/1999 (báo cáo). Từ đó trở đi chế độ của Giang đã tăng cường chiến dịch tuyên truyền nhằm làm cho xã hội có tư tưởng chống lại môn này cùng với việc bỏ tù, tra tấn, và thậm chí giết hại những người tập pháp môn này. Trung tâm thông tin Pháp Luân Đại Pháp đã kiểm chứng chi tiết của 1024 trường hợp bị giết hại (các báo cáo / cácnguồn tin) từ khi chiến dịch đàn áp Pháp Luân Công bắt đầu ở Trung quốc năm 1999. Tuy nhiên vào tháng 10/2001, các quan chức chính phủ Trung quốc báo cáo rằng số lượng người bị giết đã vượt quá con số 1600. Các nguồn tin chuyên nghiệp hiện đang ước tính rằng con số thực tế còn cao hơn nhiều. Hàng trăm nghìn người đã bị giam giữ, hơn 100 nghìn người đang bị phạt lao động cưỡng bức trong các trại tập trung, thường là không qua xét xử.
ĐỂ CÓ THÊM THÔNG TIN, ĐỀ NGHỊ LIÊN HỆ TRUNG TÂM THÔNG TIN PHÁP LUÂN ĐẠI PHÁP – Gail Rachlin 917-757-9780, Levi Browde 914-720-0963, Erping Zhang 646-533-6147, or Christina Chai 917-386-5068. Email: contact@faluninfo.net, Website: http://www.faluninfo.net/.
Bản tiếng Anh: http://www.faluninfo.net/DisplayAnArticle.asp?ID=8230.
Dịch ngày 27-8-2004, đăng ngày 28-8-2004; bản dịch có thể được chỉnh sửa trong tương lai để sát hơn với nguyên tác.
28-08-2004 : Tin tức
http://www.daiphapinfo.net/dsp.php?id=78